Top 6 cách trị mụn cóc đơn giản chuẩn da liễu, hiệu quả tận gốc


Khác với các nốt mụn thông thường, mụn cóc là dạng bệnh lý về da cần có phương pháp chăm sóc chuyên biệt. Nếu bạn đang băn khoăn tìm kiếm phương pháp thì hãy bắt đầu với 6 cách trị mụn cóc đơn giản chuẩn da liễu nhé!

 

Nội dung chính của bài viết

Show

Mụn cóc là gì? Có nguy hiểm không?

Ngoài vi khuẩn P.Acnes, vẫn có những vi khuẩn khác gây mụn. Mụn cóc, là một trong những loại mụn được gây nên bởi vi khuẩn đặc biệt, đó là loại Human Papillomavirus (gọi tắt: virus HPV). Nhắc đến virus HPV, nhiều người nghĩ chúng có thể gây nên bệnh: ung thư cổ tử cung, ung thư hầu họng, ung thư âm hộ,...  Mụn cóc có tên khoa học là Wart, ở một số nơi mụn cóc còn được gọi là mụn hạt cơm. 

 

Mụn cóc gây nên bởi sự nhiễm khuẩn virus HPV. 

Nhưng thực tế, hiện nay có nhiều chủng HPV khác nhau, riêng với loại xâm nhập lên bề mặt da thường tạo khối u nhỏ lành, khiến bề mặt da sần sùi. Nó được gọi là mụn cóc. Tuy nhiên, đây không phải một loại bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nó có ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sức khỏe làn da và gây nguy cơ lây nhiễm cao, nếu không biết cách trị mụn cóc

Nguyên nhân gây nên mụn cóc

Khác với nguyên nhân gây mụn của vi khuẩn P.Acnes là do bụi bẩn, bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông. Đối với mụn cóc, nguyên nhân chính vẫn là do sự phát triển và nhiễm khuẩn HPV. Để chọn được cách trị mụn cóc hiệu quả, hãy bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân và từ đó chọn phương pháp điều trị thích hợp. 

Sự thật, làn da chúng ta có một lớp màng bảo vệ hydrolipid ở độ pH cân bằng, ngăn sự tấn công của các vi khuẩn. Song, khi làn da tiếp xúc với khói bụi và những tác động môi trường có hại bên ngoài cũng phần nào làm làn da yếu đi. Các yếu tố để sự xâm lấn và phát triển mụn cóc mạnh mẽ, là do làn da có các vết thương trầy xước, không được làm sạch đúng cách và ẩm ướt nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn HPV xâm nhập qua da. Sự lây lan sau đó có thể xảy ra do tự nhiễm hoặc do sự suy giảm miễn dịch. 

 

Hình ảnh 3D về virus HPV 

Một số tác nhân lây truyền gây nên mụn cóc:

  • Lây truyền qua các vật dụng không đảm bảo vệ sinh an toàn.
  • Lây truyền qua đường tình dục. 
  • Do hoạt động ở nơi không đảm bảo vệ sinh. 
  • Không vệ sinh và băng bó vết thương đúng cách. 

Mụn cóc là một dạng bệnh lý về da phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả nam và nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ mụn cóc thường xuất hiện nhiều ở trẻ em và thanh thiếu niên, vì đây là độ tuổi hoạt động nhiều ngoài trời, và thường có những vết trầy xước nhỏ trên bề mặt da. 

Những dấu hiệu nhận biết và các loại mụn cóc phổ biến

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn các nốt sần trên da có phải là mụn cóc hay không, trước tiên hãy làm sạch vùng da đó với nước muối sinh lý. Trong việc điều trị da liễu, phương pháp để biết được bệnh đó là Nhìn - Sờ - Nghe - Gõ. Vậy nên để phân biệt bạn đang bị mụn cóc hay các nốt chai sạn, bạn nên quan sát và theo dõi sự phát triển của nó để tìm cách trị mụn cóc phù hợp cho bạn! 

Biểu hiện ban đầu của mụn cóc là các nốt mụn sần sùi như một bông súp lơ, thường xuất hiện ở các vùng da cánh tay, cẳng chân, hoặc bộ phận sinh dụng. Ban đầu, bạn có thể lầm tưởng nó chỉ là nốt chai, nhưng thường các nốt chai sạn sẽ có bề mặt nhẵn hơn, không quá thô ráp. Dưới đây là một số loại mụn cóc phổ biến: 

Mụn cóc thông thường

Các nốt mụn cóc thường nổi gồ lên bề mặt da thành các nốt trắng như mụn thịt và sần sùi, hình dạng như những bông súp lơ trắng. Nó không gây đau rát hay tấy đỏ, nên thường dễ lầm tưởng là những nốt chai sần. 

Mụn cóc thông thường có hình dạng bông súp lơ

Mụn cóc dạng phẳng

Nó xuất hiện như những nốt mụn không nhân, bóng, nhẵn, phẳng thường có màu vàng, xám hoặc hồng, nâu nhạt. Tập trung chủ yếu ở vùng quanh mắt, tay chân ở trẻ em và thanh thiếu niên. Với dạng mụn này có kích thước nhỏ đến trung bình, các thao tác nặn bóp có thể gây ra nguy cơ lây lan nhiều hơn. 

Mụn cóc dạng phẳng ở quanh mắt 

Mụn cóc dạng sợi (Mụn cóc filiform)

Hình dáng như phần đỉnh đầu của trái khóm (dứa), thường xuất hiện ở mí mắt, môi, vành tai. 

Mụn cóc quanh móng

Tên gọi thể hiện vị trí nổi mụn cóc, dạng mụn này thường xuất hiện ở vùng bàn tay, có thể phá hủy sự phát triển ổn định của móng tay, gây đau rát. Loại mụn này thường thấy ở những người tiếp xúc với nước thải, nước bẩn thường xuyên.   

Tùy thuộc vào các loại mụn khác nhau sẽ có cách trị mụn cóc thích hợp. Song, vẫn có một số loại mụn cóc tự rụng hoặc tiêu biến, mà không cần điều trị nhưng vẫn sẽ mất một thời gian khá lâu và có nguy cơ lây lan rộng hơn ở những vùng da khác.   

Cách trị mụn cóc an toàn và hiệu quả chuẩn chuyên khoa 

Mụn cóc là bệnh lý về da không quá xa lạ, nhưng không nhiều người biết cách phòng ngừa và phương pháp trị mụn cóc chuẩn khoa học. Dân gian thường có những bài thuốc, cách trị mụn cóc bằng mẹo được nhiều người truyền tai, nhưng đó lại không đảm bảo sự vệ sinh an toàn, hay bất cứ chứng minh xác thực nào từ các chuyên gia nghiên cứu. 

Chưa có phương pháp nào là tuyệt đối trong điều trị mụn cóc, nhưng nó có thể xóa bỏ các loại mụn cóc bằng phương pháp xâm lấn hoặc bôi thoa. Một số cách trị mụn cóc dưới đây bạn có thể tham khảo: 

Chấm acid (Salicylic Acid hay còn gọi là BHA)

Đối với nốt mụn cóc khoảng dưới 0,5 cm, phương pháp dùng dung dịch BHA có nồng độ thấp được bác sĩ khuyên dùng, có nồng độ khoảng từ 17%. Riêng làn da dày sừng, có mảng da chai sạn hoặc dày, như vùng da bàn chân nồng độ được khuyên dùng là 40%. Chúng có khả năng làm sạch lớp dày sừng, loại bỏ virus HPV trên da (không dùng cho bộ phận sinh dục). 

Phương pháp chấm mụn bằng dung dịch giúp ức chế sự phát triển của virus HPV

Phương pháp Nitơ lỏng  

Với mụn cóc to ở lòng bàn chân, bàn tay thì bác sĩ thường chọn phương pháp nito lỏng là một trong những biện pháp làm lạnh. Phương pháp nitơ lỏng cần điều trị lâu dài, để thấy được hiệu quả. 

Mức giá tham khảo: 333.000đ

Bắn laser 

Đây là phương pháp phổ biến trong các cách trị mụn cóc, có hai loại laser xung nhuộm (không sử dụng gây tê) hoặc laser carbon dioxide (có sử dụng gây tê). Tùy vào mức độ, diện tích xuất hiện mụn cóc sẽ có phương pháp bắn laser phù hợp.

Mức giá tham khảo: 333.000đ - 752.000đ.

Đốt điện

Khác với cách trị mụn cóc ở tầng nông, đốt điện là phương pháp được tiến hành nhanh, đơn giản, có thể đi vào tầng sâu lấy gốc rễ mụn cóc. Khuyết điểm có thể để lại sẹo, phù hợp cho mụn cóc mức độ nặng và lâu năm. 

Mức giá tham khảo: 333.000đ 
 

Phương pháp xâm lấn đốt hoặc laser trong điều trị mụn cóc 

Tiểu phẫu cắt bỏ 

Với mụn cóc to, đường kính dưới 2cm, phương pháp được thực hiện nhanh hơn đốt điện và ít bị nhiễm trùng. Khuyết điểm của phương pháp vẫn có thể gây nên sẹo.  

Mức giá tham khảo: 800.000đ - 1.000.000đ

Tiêm bleomycin hoặc interferon

Mụn cóc ở những nơi khó điều trị, hoặc có thể ảnh hưởng đến những vùng da/ bộ phận nhạy cảm khác. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đề xuất các phương pháp tiêm thuốc, để làm giảm sự lây lan của mụn cóc. 

Mức giá tham khảo:  500.000đ - 1.000.000đ 

 

Đối với tình trạng xâm lấn để lại sẹo, bạn nên bôi thoa gel silicone y tế để ngăn ngừa sự phát triển của sẹo lồi, sẹo phì đại. 

Sản phẩm gợi ý: Gel giúp làm mờ sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo phẫu thuật Scar Rejuvasil. 

Giá tham khảo: 1.100.000/ 30ml 

   

Ngay lần đầu tiên ra mắt, gel Scar Rejuvasil đã được người tiêu dùng đón nhận về khả năng giúp phục hồi và tái tạo làn da, xóa mờ sẹo lồi, sẹo phì đại rõ rệt. Scar Rejuvasil được nghiên cứu và sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ, với công thức thành phần chính từ silicone y tế đạt chuẩn an toàn cho làn da. Nhiều chuyên gia da liễu nghiên cứu cho biết silicone y tế có khả năng giúp ổn định sự phát triển collagen dưới bề mặt da, ngăn ngừa hình thành các vết sẹo. Tùy vào tình trạng làn da, sản phẩm đạt hiệu quả cao trên vùng da có vết sẹo mới, và được bôi thoa thường xuyên 3 lần mỗi ngày. 

*Một số mức giá điều trị mụn cóc, được tham khảo trên trang Bệnh viện Da liễu TP.HCM, theo thông tư số: 14/2019/TT-BYT

Bật mí cách ngăn ngừa mụn cóc ai cũng cần biết  

 

Người ta thường nói, phòng bệnh hơn chữa bệnh, vậy nên cách trị mụn cóc hiệu quả an toàn chính là phòng ngừa chúng. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn ngăn ngừa sự phát triển của mụn cóc đáng kể: 

  • Làm sạch không gian sống.  
  • Tắm rửa và làm sạch tay thường xuyên, để da khô thoáng và cân bằng ẩm.
  • Rửa và băng bó vết thương trầy xước đúng cách. 
  • Không sờ, khựi, nặn, phá các nốt mụn cóc bằng tay mà không đảm bảo vệ sinh an toàn, sẽ càng làm tình trạng mụn cóc nghiêm trọng hơn. 
  • Hạn chế tiếp xúc với các nước bẩn, nước thải. Nếu có tiếp xúc, ngay sau đó hãy khử khuẩn bằng xà phòng và cân bằng làn da. 

 

Các chuyên gia da liễu khuyến khích người bị mụn cóc cần tuân thủ điều trị, bởi cần thời gian dài để điều trị làm giảm mụn cóc lây lan. Việc kiên trì điều trị, cũng  giúp hạn chế tình trạng tái phát. Đồng thời, đối với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, duy trì phương pháp điều trị mụn cóc cũng hỗ trợ phần nào giảm đi sự chuyển biến nghiêm trọng. Với những kiến thức đã chia sẻ trên đây, mong rằng chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ cách nhận biết và cách trị mụn cóc chuẩn khoa học. 

Câu hỏi thường gặp: 

Có thể trị mụn cóc tại nhà không? 

Hoàn toàn có thể. Các bệnh lý về da ngoài việc chọn phương pháp điều trị đúng, các bác sĩ da liễu khuyên rằng nên có bôi thoa bằng thuốc tại nhà, chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, và vệ sinh làn da đúng cách để hạn chế tối đa tình trạng tái nhiễm mụn cóc. 

Sau khi đốt/ cắt mụn cóc có nên uống kháng sinh không? 

Không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh nếu như chưa có sự cho phép của bác sĩ, vì kháng sinh là thuốc kê đơn, sử dụng không đúng mục đích sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng sau khi cắt/ đốt mụn cóc, hãy tham khảo bác sĩ. 

Mụn cóc có tái phát không? 

Có. Vi khuẩn HPV tồn tại ở mọi nơi trong không khí, đặc biệt khi môi trường đủ thích hợp như: độ ẩm ướt, vết xước, dịch mụn cóc, vẫn có thể khiến mụn cóc tái phát. Vậy nên hãy điều trị mụn cóc dứt điểm và duy trì thói quen làm sạch, cấp ẩm cân bằng độ pH làn da. 


5 trên 5 với 1 lượt đánh giá

Tat ca binh luan

BÌNH LUẬN