Top 3 cách trị viêm nang lông hiệu quả tại nhà chẳng cần đến spa


Viêm nang lông là bệnh lý da liễu phổ biến. Nếu ở mức độ nhẹ, bệnh này có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương mô sâu và để lại sẹo. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra cách trị viêm nang lông an toàn, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao. 

Viêm nang lông là bệnh lý da liễu có thể tự khỏi nếu bệnh ở mức độ nhẹ

Viêm nang lông là bệnh lý da liễu có thể tự khỏi nếu bệnh ở mức độ nhẹ

Nội dung chính của bài viết

Show

Viêm nang lông là gì và có nguy hiểm không?

Viêm nang lông là bệnh nhiễm trùng da phổ biến phát triển khi các nang lông bị viêm. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da, trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Khi mới hình thành, vùng da bị viêm nang lông xuất hiện những mụn nhỏ ở khu vực sợi lông mọc lên (nang lông). Dần dần khi chuyển nặng, chúng có thể trở nên đau, ngứa, vùng da nhiễm trùng bị lan rộng và xuất hiện các vết loét đóng vảy.

Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nặng, gây rụng tóc, lông, hình thành sẹo vĩnh viễn. Hoặc là dấu hiệu cảnh báo suy giảm hệ miễn dịch và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Viêm nang lông là bệnh nhiễm trùng da phổ biến phát triển khi các nang lông bị viêm

Viêm nang lông là bệnh nhiễm trùng da phổ biến phát triển khi các nang lông bị viêm

Nguyên nhân nào gây viêm nang lông?

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm nang lông, trong đó, có một số nguyên nhân chính bao gồm:

  • Do vi khuẩn tụ cầu: Vi khuẩn Staphylococcus aureus (vi khuẩn tụ cầu) được đánh giá là loại vi khuẩn chính gây nên tình trạng viêm nang lông. Chúng thường xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt và gây ra các vấn đề về da.
  • Do vi khuẩn pseudomonas: Thường xuất hiện trong bồn tắm nước nóng, đường trượt nước, hồ bơi nước nóng có nồng độ clo, pH không đạt chuẩn, không được vệ sinh và kiểm tra chặt chẽ.
  • Do sử dụng một số loại thuốc: Như kem corticosteroid, prednisone, liệu pháp kháng sinh dài hạn cho mụn trứng cá và một số loại thuốc hóa trị…
  • Do thói quen sinh hoạt: Như sử dụng mỹ phẩm chứa dầu, kém chất lượng. Mặc quần áo quá chật, khó thấm mồ hôi, quần áo giữ nhiệt, găng tay cao su, ủng cao su. Hoặc sử dụng phương pháp tạo kiểu tóc, đội tóc giả, cạo lông hoặc tẩy lông…
  • Do mắc một số chứng bệnh: Như viêm da cơ địa, hyperhidrosis, bệnh tiểu đường, HIV/AIDS, hoặc một số loại bệnh làm giảm khả năng chống nhiễm trùng da khác.
  • Nguyên nhân khác: Có thể do vi rút, nấm, ký sinh trùng, thuốc hoặc chấn thương…

Tắm ở hồ bơi nước nóng không đạt chuẩn là một trong những nguyên nhân gây viêm nang lông

Tắm ở hồ bơi nước nóng không đạt chuẩn là một trong những nguyên nhân gây viêm nang lông

Các tình trạng viêm nang lông thường gặp

Nếu phân loại theo mức độ tổn thương nông sâu thì có 2 loại viêm nang lông chính là viêm nang lông nôngviêm nang lông sâu. Viêm nang lông nông thường liên quan đến một phần của nang, gần sát bề mặt. Còn viêm nang lông sâu thường ảnh hưởng đến toàn bộ nang lông, tổn thương sâu và nghiêm trọng hơn.

Các loại viêm nang lông nông chính bao gồm:

  • Viêm nang lông do vi khuẩn: Xảy ra khi nang lông bị nhiễm khuẩn tụ cầu. Vi khuẩn này thường gây ra các vấn đề về da thông qua các vết cắt hoặc các vết thương hở trong cơ thể. Gây nên tình trạng phát ban dạng mụn ngứa, có mủ.
  • Viêm nang lông pseudomonas: Hay còn gọi là viêm nang lông trong bồn tắm nước nóng, do vi khuẩn pseudomonas gây ra. Loại này thường thể hiện dưới dạng mụn tròn, đỏ, ngứa. Xuất hiện sau 1-2 ngày kể từ khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh.
  • Vết sưng do dao cạo: Đây là tình trạng nổi mẩn đỏ, sẫm màu do lông mọc ngược, thường xuất hiện ở mặt và cổ, người có mái tóc xoăn, hoặc tẩy lông vùng bikini.
  • Viêm nang lông Pityrosporum: Loại viêm nang lông này thường tồn tại dưới dạng mụn ngứa, có mủ, do nhiễm trùng nấm men. Chúng thường xuất hiện chủ yếu ở lưng, ngực, cổ, vai, cánh tay và mặt.

Viêm nang lông nông thường gây tổn thương một phần của nang, gần sát bề mặt

Viêm nang lông nông thường gây tổn thương một phần của nang, gần sát bề mặt

Các loại viêm nang lông sâu bao gồm:

  • Viêm nang lông do vi khuẩn Gram-negative: Loại này gây ra các vết sưng đầy mủ quanh mũi hoặc miệng. Có thể do sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị mụn trong thời gian dài.
  • Viêm nang lông tăng bạch cầu Eosinophilic: Thường gây ngứa dữ dội và gây nên các mảng da gà, mụn nhọt ở trong các nang lông ở mặt và phần trên cơ thể.
  • Nhọt và mụn nhọt: Thường xảy ra khi nang lông bị nhiễm khuẩn sâu bởi vi khuẩn tụ cầu. Chúng thường xuất hiện đột ngột như một vết sưng viêm, đau khi chạm vào.
  • Sycosis barbae: Xuất hiện chủ yếu ở những người hay cạo lông, cạo râu. Nó gây ra các vết sưng đỏ chứa dịch mủ và có thể dẫn đến sẹo.

 viêm nang lông sâu thường ảnh hưởng đến toàn bộ nang lông, có nguy cơ để lại sẹo cao hơn

 Viêm nang lông sâu thường ảnh hưởng đến toàn bộ nang lông, có nguy cơ để lại sẹo cao hơn

Một số dấu hiệu dễ nhận biết viêm nang lông ai cũng cần biết 

Bệnh viêm nang lông có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau:

  • Trên da xuất hiện các đám mụn nhỏ hoặc mụn xung quanh nang lông.
  • Các mụn nước chứa đầy mủ vỡ ra, chảy nước và đóng vảy.
  • Da ngứa, rát, xuất hiện nhiều vết sưng tấy và có cảm giác đau khi sờ vào.
  • Tổn thương da kéo dài, tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến cuộc sống.

Da nổi mẩn đỏ, đau ngứa, lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nang lông

Da nổi mẩn đỏ, đau ngứa, lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nang lông

Cách điều trị viêm nang lông hiệu quả ngay tại nhà 

Có rất nhiều cách điều trị viêm nang lông đơn giản, hiệu quả và có thể thực hiện ngay tại nhà. Dưới đây là gợi ý 3 cách trị viêm nang lông bạn có thể tham khảo:

1. Trị viêm nang lông bằng nguyên liệu tự nhiên sẵn có 

Với cách trị viêm nang lông này, bạn có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên sẵn có, rất dễ tìm mua và chi phí khá rẻ. Dưới đây là một số loại nguyên liệu thường dùng trong điều trị bệnh này:

Sử dụng nha đam: Nha đam chứa hàm lượng chất diệt khuẩn, kháng viêm cao, có tác dụng làm dịu da và giảm sưng ngứa rất tốt, nên thường được dùng để giảm sưng ngứa do viêm nang lông.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 1-2 lá nha đam rửa sạch, gọt vỏ, cắt khúc nhỏ và xay nhuyễn.
  • Bước 2: Chườm hỗn hợp nha đam lên da. Đợi 15-20 phút để gel khô lại. Rửa sạch da với nước.
  • Thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần để đạt hiệu quả.

Nha đam có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm khá tốt

Nha đam có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm khá tốt

Dùng lá trầu không: Lá trầu chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, loại bỏ nấm và các tác nhân khác trên da. Bên cạnh đó, loại nguyên liệu này còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm và sưng tấy nên rất phù hợp để trị viêm nang lông.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 5 lá trầu không, rửa sạch, giã nát, thêm ít muối.
  • Bước 2: Cho hỗn hợp vào khăn sạch, chà nhẹ lên da trong 15 phút. Sau đó, rửa lại với nước sạch.

Lá trầu không thường dùng để loại bỏ nấm, viêm nang lông

Lá trầu không thường dùng để loại bỏ nấm, viêm nang lông

Mặc dù cách trị viêm nang lông bằng nguyên liệu tự nhiên khá tiết kiệm chi phí, tuy nhiên thời gian cho thấy hiệu quả rất chậm, chỉ phù hợp cho những bạn mới bị viêm nang lông nhẹ. Ngoài ra, do khó xác định tỉ lệ hỗn hợp và không đảm bảo được yếu tố vệ sinh, nên cách này có nguy cơ nhiễm trùng cao, khiến diễn tiến bệnh nặng hơn. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng.

2. Cách trị viêm nang lông bằng kem bôi da 

Trị viêm nang lông bằng kem bôi da là giải pháp được bác sĩ da liễu và các tín đồ skincare đánh giá là phương pháp tốt nhất khi điều trị viêm nang lông tại nhà. Giải pháp này sử dụng những loại kem bôi ngoài da chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm dịu và phục hồi da hiệu quả. Đặc biệt, những loại kem này không cần phải kê đơn, kê toa, cách sử dụng rất đơn giản, chi phí phải chăng nên được rất nhiều chị em yêu thích lựa chọn.

Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm kem bôi ngoài da trị viêm nang lông trên thị trường, nhưng được đánh giá tích cực và nhiều đề cử nhất phải kể đến Kem dưỡng ẩm SVR Xerial 30 Creme. Sản phẩm thường xuyên lọt top kem dưỡng bán chạy nhất của SVR - thương hiệu dược mỹ phẩm đình đám hàng đầu nước Pháp, và được nhiều chuyên gia, bác sĩ da liễu khuyên dùng trong hỗ trợ điều trị viêm nang lông.

Kem dưỡng ẩm SVR Xerial 30 Creme hỗ trợ điều trị viêm nang lông hiệu quả, nhanh chóng

Kem dưỡng ẩm SVR Xerial 30 Creme hỗ trợ điều trị viêm nang lông hiệu quả, nhanh chóng

Kem dưỡng ẩm SVR Xerial 30 Creme ứng dụng công thức được điều chế bởi chuyên gia nước ngoài dày dặn kinh nghiệm, chứa nồng độ cao Ure tinh khiết, cùng Vitamin B5, Bơ hạt mỡ, Axit citric và Glycerin… Mang lại 5 công dụng vượt trội như:

  • Tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh. 
  • Hòa tan chất sừng, loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết tích tụ trong nang lông.
  • Giảm ngứa, giảm kích ứng và giảm đỏ da.
  • Đồng thời bổ sung độ ẩm và dưỡng chất giúp tăng cường chức năng của hàng rào bảo vệ, phục hồi vùng da tổn thương hiệu quả, dưỡng da mềm mịn và khỏe mạnh hơn.

 

Sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh khi thoa lên da

Sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh khi thoa lên da

Ngoài ra, Kem dưỡng ẩm SVR Xerial 30 Creme còn được yêu thích bởi kết cấu kem mỏng nhẹ không gây nhờn rít, thấm nhanh khi thoa lên da, dung tích lớn, chi phí phải chăng nên có thể sử dụng lâu dài.

Nếu bạn đang loay hoay tìm một loại kem dưỡng để hỗ trợ điều trị viêm nang lông thì đừng bỏ qua Kem dưỡng ẩm SVR Xerial 30 Creme nhé.

3. Trị viêm nang lông bằng thuốc Tây y

Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp tình trạng viêm nang lông lan rộng, đã điều trị bằng các biện pháp tự chăm sóc nhưng tình trạng này không biến mất mà còn có xu hướng kéo dài, tăng nặng. Lúc này sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm theo toa là giải pháp được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng để kiểm soát tình trạng bệnh. 

Một số loại thuốc Tây y dùng trong điều trị viêm nang lông bao gồm:

  • Dung dịch sát khuẩn: Povidone-iodine 10% Hexamidine 0,1% Chlorhexidine 4%...
  • Kháng sinh bôi tại chỗ: Acid Fusidic, Thuốc mỡ Mupirocin, Thuốc mỡ neomycin, Silver sulfadiazine, Dung dịch erythromycin, Dung dịch Clindamycin…
  • Kháng sinh toàn thân: Vancomycin, Cloxacillin, Clindamycin và Amoxicillin/Clavulanic. Một số loại dùng theo đường uống, một số khác thì dùng để tiêm bắp, tiêm/truyền tĩnh mạch.
  • Một số loại thuốc khác: Như thuốc chống nấm, thuốc kháng vi rút, dầu gội chống nấm, kem chống nấm tại chỗ, kem steroid, hoặc corticosteroid đường uống.

Đặc biệt nếu bạn thấy dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, gia tăng đột ngột đỏ hoặc đau sốt, ớn lạnh, buồn nôn… thì bạn nên tìm ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Viêm nang lông diễn biến nặng, kéo dài thường được kê kháng sinh dạng uống kết hợp bôi tại chỗ

Viêm nang lông diễn biến nặng, kéo dài thường được kê kháng sinh dạng uống kết hợp bôi tại chỗ

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh viêm nang lông?

Bệnh viêm nang lông có thể phòng ngừa bằng việc thay đổi thói quen sống, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia về việc phòng ngừa bệnh viêm nang lông:

  • Nhẹ nhàng rửa sạch vùng da bị viêm nang lông ít nhất 2 lần một ngày.
  • Thường xuyên giặt giũ khăn mặt, khăn tắm và thay mới các loại khăn này sau 6-12 tháng sử dụng. Không sử dụng chung khăn mặt và khăn tắm với người khác.
  • Giặt giũ quần áo thường xuyên với xà phòng và nước sạch
  • Tránh ma sát hoặc tạo áp lực lên da như cạo lông, mặc quần áo quá chật…
  • Nếu phải đeo găng tay và ủng cao su thì nên vệ sinh và làm sạch chúng thường xuyên, tránh đeo khi ẩm ướt.
  • Nếu cạo râu, cạo lông thì nên làm sạch da trước khi cạo, sử dụng thêm bọt chuyên dụng để giảm ma sát trong quá trình cạo. Hạn chế tổn thương hoặc tạo vết thương trên da. Sau khi cạo thì nên thoa một lớp kem dưỡng để giảm đỏ, khô và kích ứng.
  • Sử dụng bồn tắm sạch, nếu tắm ở hồ hơi nước nóng thì nên chọn hồ bơi đạt chuẩn có chỉ số clo đúng khuyến nghị và được làm sạch thường xuyên.
  • Rửa tay sạch sẽ, tránh tì tay lên mặt.

Nên sử dụng bọt chuyên dùng khi cạo lông để hạn chế làm xước da, gây viêm nang lông

Nên sử dụng bọt chuyên dùng khi cạo lông để hạn chế làm xước da, gây viêm nang lông

Trên đây là gợi ý những cách trị viêm nang lông hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Viêm nang lông nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Do đó, sử dụng kem trị viêm nang lông thoa ngoài da được đánh giá là giải pháp hiệu quả có thể giúp chữa lành tổn thương và giảm bớt diễn biến nặng. Hy vọng bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn tìm được giải pháp phù hợp loại bỏ bệnh viêm nang lông.

Câu hỏi thường gặp: 

Làm thế nào để chẩn đoán viêm nang lông?

Cách tốt nhất để chẩn đoán là thực hiện kiểm tra da liễu bởi bác sĩ có chuyên môn. Bác sĩ sẽ xem xét lịch sử bệnh, hỏi về thói quen, các câu hỏi kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm để xác định bạn có bị viêm nang lông hay không, viêm ở mức độ nào…

Cạo râu như thế nào để tránh bị viêm nang lông?

Bạn nên làm sạch da trước khi cạo. Trong quá trình cạo thì sử dụng dao cạo sạch sẽ, sắc bén, đã được khử trùng, vùng da cạo lông cần thoa bọt chuyên dụng hoặc kem dưỡng, đồng thời cạo theo chiều lông mọc, tránh cạo quá sát chân lông. Sau khi cạo thì nên lau sạch da và thoa kem dưỡng ẩm cho da.

Viêm nang lông có lây không?

Hầu hết các loại viêm nang lông không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, có một số loại viêm nang lông có thể lây lan trong một số điều kiện nhất định như: Viêm nang lông do vi rút herpes simplex gây ra (lây lan khi trao đổi chất trong cơ thể), Viêm nang lông do nhiễm trùng tụ cầu (lây lan thông qua vết thương hở), Viêm nang lông trong bồn nước nóng (lây khi tiếp xúc với nước nóng có chứa tác nhân gây bệnh).


5 trên 5 với 1 lượt đánh giá

Tat ca binh luan

BÌNH LUẬN