Tia UV là gì? Tác hại của tia UV và cách bảo vệ làn da an toàn


Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, vào năm 2020 trên toàn cầu có hơn 1,5 triệu trường hợp ung thư da được chẩn đoán, trong đó có hơn 120.000 ca tử vong. Nguyên nhân ung thư da chủ yếu là do tiếp xúc với tia UV từ mặt trời hoặc từ các nguồn nhân tạo. Rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi tia UV là gì? Tác hại của tia UV như thế nào? và liệu có cách nào để bảo vệ làn da an toàn hay không? Nếu bạn cũng có thắc mắc như vậy thì hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé

Bức xạ UV chia thành 3 loại theo bước sóng gốm: UVC, UVA, UVB

Bức xạ UV chia thành 3 loại theo bước sóng gốm: UVC, UVA, UVB

Nội dung chính của bài viết

Show

Tia UV là gì? Có những loại tia UV nào?

Tia UV (tia cực tím) là một dạng bức xạ điện từ có bước sóng từ 10nm đến 400nm đến từ mặt trời hoặc các nguồn nhân tạo như giường phơi nắng và mỏ hàn.

Bức xạ UV chia thành 3 loại theo bước sóng của chúng, bước sóng càng ngắn, bức xạ UV càng có hại:

  • Tia cực tím A - UVA: có bước sóng 315–400nm. Còn được gọi là Tia UV sóng dài, ánh sáng đen, UV mềm. Chúng chiếm khoảng 95% bức xạ UV trên mặt đất,không bị tầng ozon hấp thụ mà có thể thâm nhập sâu vào da, xuyên qua tường nhà, cửa kính…
  • Tia cực tím B - UVB: có bước sóng 280–315nm. Tên gọi khác là UV sóng trung bình, UV trung gian; Bức xạ Dorno. Hầu hết tia UVB được hấp thụ bởi tầng ôzôn và khí quyển, phần không được hấp thụ có thể xuyên qua các lớp da bề mặt.
  • Tia cực tím C - UVC: có bước sóng 100–280nm. Đây là bước sóng có hại nhất cho da, nhưng may mắn là nó được hấp thụ hoàn toàn bởi bầu khí quyển. Chúng còn được gọi là UV sóng ngắn, UV diệt khuẩn hay UV cứng.

Như vậy, có 2 loại UV có thể xuyên qua tầng khí quyển và gây hại cho da là tia UVA và UVB.

Tia UVA, UVB có thể xuyên qua khí quyển và gây hại cho da

Tia UVA, UVB có thể xuyên qua khí quyển và gây hại cho da

Tìm hiểu tác hại của tia UV đối với làn da như thế nào?

Làn da tiếp xúc quá nhiều với bức xạ UV có thể chịu một số tổn thương nhất định như:

  • Sạm da: Tình trạng này xảy ra khi da tiếp xúc với tia UV, các sắc tố melanin có sẵn trong da gây ra hiện tượng sẫm màu, hay còn gọi là rám nắng. Hiện tượng này có thể giảm trong vòng vài giờ sau khi ngừng tiếp xúc, hoặc tồn tại trong vài tuần.
  • Cháy nắng: Liên tục tiếp xúc với bức xạ UV trong khoảng 8-24 giờ có thể gây tổn thương hoặc giết chết tế bào da ở lớp trên cùng. Từ đó dẫn đến tình trạng cháy nắng, nhẹ thì đỏ da, ban đỏ, nặng thì có thể khiến da bị phồng rộp, bong tróc, gây đau đớn và mất đi lớp da bảo vệ bên trên.
  • Cảm quang: Đây là hiện tượng tổn thương da xuất hiện ở một số người có cơ địa nhạy cảm với tia UV, biểu hiện thông qua phản ứng dị ứng, phát ban hoặc cháy nắng nghiêm trọng.
  • Nếp nhăn: Tia UV thúc đẩy quá trình lão hóa da diễn da nhanh hơn. UVB làm tăng sinh tế bào ở lớp ngoài của da, khiến biểu bì bị dày lên. UVA thâm nhập vào các lớp da sâu hơn, phân giải các sợi cơ, làm hỏng các sợi collagen, khiến da xuất hiện nếp nhăn, chảy xệ, mất dần tính đàn hồi. Ngoài ra, bức xạ cực tím còn làm tăng sinh quá mức melanin trên da, và khiến da khô ráp, sần sùi hơn.
  • Ung thư da: Tia UV có thể làm phá hủy vitamin A trong da, gây tổn thương DNA trực tiếp, gây đột biến tế bào sừng của tế bào đáy ở da. Từ đó làm tăng nguy cơ ung thư da, bao gồm ung thư không hắc tố (ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy) và Ung thư da hắc tố (u hắc tố ác tính). Theo WHO, vào năm 2020 có tới 1,2 triệu trường hợp ung thư da không hắc tố với 64.000 người tử vong và 325.000 ca u hắc tố (với 57.000 người tử vong).

Tia UV có thể gây đỏ da, sạm da, cháy nắng hoặc ung thư da

Tia UV có thể gây đỏ da, sạm da, cháy nắng hoặc ung thư da

Chia sẻ cách bảo vệ làn da an toàn trước tác hại của tia UV

Dưới đây là gợi ý 4 cách bảo vệ làn da an toàn trước tác hại của tia UV, mời bạn tham khảo:

Bôi kem chống nắng

Các tổ chức y tế khuyến cáo mọi người nên tự bảo vệ mình khỏi bức xạ UV bằng cách sử dụng kem chống nắng phổ rộng trên những vùng da không thể che phủ bởi quần áo. Các thành phần có trong kem chống nắng sẽ làm giảm các dấu hiệu tổn thương da và ngăn ngừa những tác hại do ánh nắng gây ra.

Tuy nhiên không phải loại kem chống nắng nào cũng có thể bảo vệ làn da tối ưu dưới ánh nắng, vì vậy khi chọn và sử dụng kem chống nắng bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Chọn kem chống nắng từ thương hiệu uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Bảng thành phần giàu hoạt chất chống nắng, chống được cả tia UVA, UVB.
  • Dùng những loại kem có dán nhãn  “Broad Spectrum”, “Full Spectrum” trên bao bì hoặc có ghi chỉ số  PA+++ hoặc SPF 30 trở lên.
  • Thoa lại kem chống nắng sau ít nhất 2-4 tiếng, đặc biệt là ngay sau khi bơi, vận động đổ nhiều mồ hôi.
  • Thoa đủ lượng kem chống nắng cần thiết và không bỏ sót bộ phận nào trên cơ thể.

Thoa kem chống nắng là một trong những giải pháp tối ưu giúp bảo vệ da trước tác hại của tia UV

Thoa kem chống nắng là một trong những giải pháp tối ưu giúp bảo vệ da trước tác hại của tia UV

Nếu bạn chưa biết tìm được kem chống nắng phù hợp thì Kem chống nắng Paula’s Choice Extra Care Non – Greasy Sunscreen SPF 50 chính là gợi ý lý tưởng cho bạn.

 

Kem chống nắng Paula’s Choice Extra Care Non – Greasy Sunscreen SPF 50 được rất nhiều chị em yêu thích sử dụng để bảo vệ làn da của mình

Kem chống nắng Paula’s Choice Extra Care Non – Greasy Sunscreen SPF 50 được rất nhiều chị em yêu thích sử dụng để bảo vệ làn da của mình

Paula’s Choice Extra Care Non – Greasy Sunscreen SPF 50 là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi thương hiệu Paula’s Choice nổi tiếng hàng đầu tại Mỹ. Sản phẩm được bác sĩ da liễu cùng các tín đồ skincare cực kỳ yêu thích bởi 5 lý do sau:

  • Chỉ số SPF 50, chống tới 98% tác hại của tia UV, bảo vệ da trong suốt 8 giờ.
  • Bảng thành phần giàu vitamin và hoạt chất chống oxy hóa, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm trên da.
  • Khả năng chống nước, chống mồ hôi rất tốt.
  • Làm dịu tình trạng đỏ da do nắng và cấp ẩm vượt trội suốt ngày dài.
  • Kết cấu dạng cream mềm mịn, thoa đến đâu thấm đến đó và không gây bết dính khi sử dụng.

 

Viên uống chống nắng

Mặc dù kem chống nắng có khả năng bảo vệ da rất hiệu quả, ngăn chặn được khoảng 93-99% tia UV. Nhưng chúng không thể bảo vệ bạn hoàn toàn, đặc biệt là những vị trí không thể bôi kem chống nắng như vùng mắt, hoặc khó thoa kem chống nắng như vùng lưng, vùng mông. Một số người có thể thoa kem chống nắng không đủ lượng cần thiết, quên không apply lại kem chống nắng. Lúc này viên uống chống nắng chính là giải pháp hỗ trợ giúp tối ưu hiệu quả bảo vệ da từ sâu bên trong.

Viên uống chống nắng giúp bảo vệ giác mạc và những vùng da khó thoa kem chống nắng

Viên uống chống nắng giúp bảo vệ giác mạc và những vùng da khó thoa kem chống nắng

Viên uống chống nắng Codeage Polyphenols đến từ thương hiệu CODAGE FROM USA nổi tiếng tại Mỹ. Sản phẩm sử dụng hoạt chất Polyphenol là vi chất dinh dưỡng có đặc tính chống oxy hóa, chống gốc tự do, chống bức xạ tia cực tím và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, Viên uống chống nắng Codeage Polyphenols còn chứa nhiều khoáng chất và vi chất như Natri, Vitamin B2, Sinh Tố B, Niacin, Vitamin C, Canxi và Photpho không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho da mà còn có tác dụng trung hòa gốc tự do, giảm mẩn đỏ, kích ứng da. Sản phẩm không chứa GMO, không sữa béo, thuần chay, phù hợp với người đang thực hiện chế độ Keto. Là giải pháp hoàn hảo tối ưu hiệu quả chống nắng và bảo vệ da.

Viên uống chống nắng Codeage Polyphenols có dạng viên bao phim dễ uống

Viên uống chống nắng Codeage Polyphenols có dạng viên bao phim dễ uống

Chế độ ăn uống khoa học 

Bên cạnh việc sử dụng kem chống nắng, viên uống chống nắng thì chế độ ăn uống khoa học cũng giúp giảm tác hại của tia UV lên da. 

Một số loại thực phẩm giúp bổ sung điển hình như: Bông cải xanh, cá hồi, ớt chuông đỏ, dầu ô liu, trà xanh, hạt bí, cà chua, dâu tây, dưa hấu, nghệ, cây hương thảo… Những thực phẩm này chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, chống viêm, vitamin A, vitamin C, kẽm và khoáng chất giúp chữa lành tổn thương da, cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường sức khỏe tế bào giúp bảo vệ da hiệu quả khỏi tác hại của tia cực tím, ngăn ngừa hình thành các dấu hiệu lão hóa sớm trên da và ngừa ung thư da hiệu quả.

Chế độ ăn uống khoa học cũng làm tăng sức chống chịu của da trước tác hại của ánh nắng

Chế độ ăn uống khoa học cũng làm tăng sức chống chịu của da trước tác hại của ánh nắng

Sử dụng trang phục chống nắng mỗi khi ra ngoài 

  • Mặc quần áo bảo hộ: Tương tự như xếp hạng chỉ số chống nắng SPF trong kem chống nắng, một số loại vải cũng có tiêu chuẩn riêng gọi là UPF. UPF là chỉ số thể hiện tỷ lệ giữa tia UV gây cháy nắng mà không có và có bảo vệ vải, tính từ thang điểm 15 đến 50+. Chẳng hạn loại vải mùa hè tiêu chuẩn có UPF khoảng 6, có nghĩa là chống khoảng 80% tia UV. Bạn nên mặc áo dài tay, quần dài hoặc váy dài, trang phục tối màu, được làm từ vải dệt, khô ráo sẽ giúp bảo vệ da tốt hơn. 
  • Đội mũ rộng vành, đội nón, che ô: Một chiếc mũ có vành khoảng 6-18cm, nón hoặc ô có thể bảo vệ vùng da đầu, sau gáy, tai, mắt, mũi…Mặt dưới của những vật này cũng tạo một khoảng tối, không phản chiếu tia UV từ mặt đất, mặt nước nên có thể giúp giảm lượng tia UV chiếu vào mặt. Nên chọn những loại mũ bằng vải thay vì mũ rơm.
  • Đeo kính râm: Có tác dụng bảo vệ mắt và vùng da mỏng quanh mắt. Trước khi mua, bạn hãy kiểm tra để đảm bảo rằng kính râm bạn định mua có khả năng “hấp thụ tia cực tím lên đến 400nm” hoặc “đáp ứng yêu cầu ANSI UV”. Ngoài ra, bạn nên chọn loại có gọng lớn và bao quanh để tăng khả năng bảo vệ mắt ở nhiều góc độ.

Đeo kính râm giúp bảo vệ giác mạc và vùng da quanh mắt hiệu quả

Đeo kính râm giúp bảo vệ giác mạc và vùng da quanh mắt hiệu quả

Ngoài việc áp dụng những cách trên bạn nên hạn chế ra ngoài trời trong khoảng 10 giờ sáng đến 14 giờ chiều, nếu bắt buộc phải ra ngoài vào thời điểm này thì bạn nên trú trong bóng râm và hạn chế tối đa thời gian đứng ngoài nắng.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Tia UV là gì? Tác hại của tia UV như thế nào? Hy vọng bài viết đã giúp giải đáp mọi thắc mắc của bạn, từ đó giúp bạn tìm được phương pháp bảo vệ da phù hợp nhất cho làn da của mình. Cách tốt nhất là kết hợp các phương pháp với nhau để tối ưu hiệu quả chống nắng, bảo vệ da. Chúc bạn có một làn da khỏe mạnh, tươi trẻ dài lâu.

Câu hỏi thường gặp: 

Tia UV mạnh nhất vào thời điểm nào trong ngày?

Việc xác định mức độ mạnh hay yếu của tia UV phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian  (UV tăng mạnh vào khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều), độ cao (nhiều UV ở mặt đất hơn), vĩ độ địa lý (UV cao hơn khi càng gần xích đạo), mật độ mây và sương mù (UV mạnh khi trời quang mây), độ dày tầng ozone (UV cao ở nơi có tầng ozon mỏng), bề mặt phản xạ (như tuyết, cát, nước, vỉa hè, cỏ làm tăng khả năng tiếp xúc với tia UV)và một số yếu tố biến đổi khí hậu khác.

Những ai có nguy cơ đặc biệt, dễ chịu tổn thương do tia UV?

Một số đối tượng có nguy cơ chịu tổn thương do tia UV cao hơn như: Trẻ em, người có làn da trắng, người có số lượng naevi cao, bệnh nhân đang dùng thuốc cảm quang, người có tiền sử gia đình bị ung thư da, người lao động ngoài trời…

Có thể xem báo cáo về chỉ số UV ở đâu?

Thông thường, chỉ số UV sẽ được thông báo trên dự báo thời tiết, trên TV, báo đài, internet hoặc một số ứng dụng di động. Bạn nên theo dõi những chỉ số này để từ đó lựa chọn biện pháp bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời.


5 trên 5 với 1 lượt đánh giá

Tat ca binh luan

BÌNH LUẬN