Hiện tượng da cháy nắng là nỗi ám ảnh với các chị em nói riêng và mọi người nói chung trong mùa hè. Những vùng da sẫm màu sẽ khiến bạn tự ti, ngại ngùng khi đối diện với những người xung quanh. Vậy da cháy nắng thì phải làm sao? Dấu hiệu để nhận biết làn da bị cháy nắng là gì? Làm thế nào để hồi phục làn da cháy nắng một cách nhanh nhất? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy tham khảo ngay bí quyết chăm sóc da cháy nắng hiệu quả dưới đây nhé.
Nội dung chính của bài viết
Show
Cháy nắng là tổn thương trên da, da trở nên đỏ ửng và bỏng rát khi chạm vào, thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi da tiếp xúc với tia cực tím (UV) có trong ánh nắng mặt trời. Tia cực tím có bước sóng quá ngắn mà mắt thường không nhìn thấy được. Nó chia thành 3 dải bước sóng: tia UVA, UVB. Tia UVB gây ảnh hưởng trực tiếp lên bề mặt da, làm da bị đen sạm, cháy nắng và tổn thương trực tiếp. Tia UVA lại ăn sâu vào lớp hạ bì, phá hủy collagen, khiến da mất đi độ đàn hồi tự nhiên.
Sau khi bị cháy nắng, da có thể bắt đầu bong tróc. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng loại bỏ các tế bào bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn đừng cố gắng tự lột da mà hãy để lớp tế bào này bong ra một cách tự nhiên.
Ngoài ra, ngay cả khi không bị bỏng, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian dài không chỉ khiến làn da của bạn bị sạm đen, xấu xí mà còn khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn, da bị khô, nhiều tế bào chết và thô ráp. Không những vậy, nó còn khiến cho da bị mất nước nghiêm trọng nên rất dễ bị bong tróc và chảy máu, sưng đỏ.
Khi bị cháy nắng, da của bạn thường có những biểu hiện sau:
Có rất nhiều cách làm dịu da khi bị cháy nắng. Dưới đây là 4 cách phổ biến và hiệu quả nhất, bạn hãy tham khảo nhé.
Đây là cách đơn giản nhất mà nhiều người đang áp dụng trong việc phục hồi làn da bị cháy nắng. Chắc hẳn các bạn đều biết, nước đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể chúng ta phải không? Và làn da bị cháy nắng là lúc cơ thể đang bị mất nước khá nhiều. Vì vậy, cần phải bổ sung nước cho cơ thể giúp da căng mọng và khỏe hơn.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các loại nước giàu vitamin A, C, E như nước ép trái cây, rau củ quả để có thể vừa bổ sung nước, vừa cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và phục hồi da bị cháy nắng nhanh hơn.
Khi nhận thấy da có dấu hiệu bị cháy nắng bạn nên ngừng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và làm mát da bằng cách dùng khăn lạnh, khăn bọc đá rồi xoa đều lên vùng da bị tổn thương khoảng 10-15 phút. Với cách này vừa giúp làm dịu da, vừa hạn chế da bị bỏng rát.
Lưu ý, hãy để da tiếp xúc với chất làm mát từ từ, không nên dùng đá lạnh xoa trực tiếp lên da vì có thể gây hiện tượng “bỏng lạnh” và làm tổn thương da nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, không nên dùng sữa tắm vì có thể làm da khô ráp và bị kích ứng.
Một cách chữa cháy nắng cho da đơn giản là đắp mặt nạ thiên nhiên. Với các nguyên liệu an toàn, lành tính từ thiên nhiên sẽ giúp bạn giảm cảm giác khó chịu và giúp bạn lấy lại làn da trắng sáng như ban đầu. Bạn hãy tham khảo một số loại mặt nạ sau:
Trong kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần như bạc hà, lô hội, mật ong… giúp làm dịu vết thương, giảm tình trạng đau rát, đỏ ửng. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm còn có tác dụng cung cấp dưỡng chất giúp làn da phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, khi da đang bị tổn thương, không nên dùng những loại kem dưỡng ẩm có mùi và có chứa benzocaine, Lidocaine… vì đây là những thành phần gây kích ứng và làm tình trạng da bỏng nắng trở nên tồi tệ hơn.
Cháy nắng có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, đặc biệt là mùa hè. Vì vậy, bạn hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ da tốt nhất và an toàn dưới ánh nắng mặt trời.
Để hạn chế hiện tượng bị cháy nắng, bạn nên chủ động phòng tránh tình trạng trên bằng những thói quen đơn giản. Trước khi ra ngoài, bạn nên trang bị mũ vành, khẩu trang, áo chống nắng, kính râm để hạn chế tối đa sự tiếp xúc của da với các tia UV, tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời.
Bạn nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10h-16h hàng ngày. Đây là thời gian cường độ tia tử ngoại hoạt động mạnh nhất có thể làm da bạn bị cháy nắng.
Theo nhiều ý kiến của các chuyên gia da liễu hàng đầu, tế bào da sẽ bị hư tổn ngay từ những khi tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời. Chính vì thế, bạn nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 30 phút. Việc này sẽ giúp kem chống nắng có thời gian thẩm thấu vào da, tạo lớp màng giúp ngăn chặn các tác động xấu từ tia cực tím lên da.
Một sản phẩm chống nắng hiệu quả mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn đó là kem chống nắng MartiDerm The Originals Proteos Screen SPF50+ Fluid Cream đến từ thương hiệu dược mỹ phẩm MartiDerm của Tây Ban Nha. Đây là dòng kem chống nắng vật lý lai hóa học nên hội tụ đầy đủ các ưu điểm của 2 loại kem. Với chỉ số SPF 50+ giúp bảo vệ da toàn diện và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa da sớm.
Sản phẩm cung cấp màng lọc chống nắng phổ rộng chống lại các tia UVA, UVB, tia hồng ngoại và ánh sáng xanh. Đồng thời, dưỡng ẩm, làm săn chắc và tăng cường độ đàn hồi của da, làm mịn mượt da, giúp giữ cho làn da luôn trẻ trung, tươi tắn và đều màu. Kết cấu dạng kem lỏng siêu mịn, nhanh chóng thẩm thấu vào da sau khi thoa, mang lại cảm giác mềm mại, mượt mà và mỏng nhẹ “tựa như không” trên da.
Các chuyên gia làm đẹp nổi tiếng luôn có lời khuyên rằng, kem chống nắng sẽ luôn là bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da, do đó bạn nên áp dụng theo các bước sau để bảo vệ da tối ưu trước tác hại của tia UV, ánh sáng xanh, tia hồng ngoại nhé:
Bước 1: Làm sạch da mặt với nước tẩy trang, sữa rửa mặt, việc này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn trong lỗ chân lông, khi thoa kem chống nắng sẽ không gây bít tắc lỗ chân lông và không gây mụn. Ngoài ra, còn giúp cho những bước dưỡng da sau được thẩm thấu tốt hơn.
Bước 2: Sử dụng toner, giúp cân bằng độ ẩm cho da và giúp làm sạch da tối đa.
Bước 3: Thoa kem dưỡng.
Bước 4: Thoa kem chống nắng, chấm kem chống nắng lên mặt, cổ rồi vỗ nhẹ để kem chống nắng thẩm thấu vào bên trong.
Một số lưu ý khi sử dụng kem chống nắng:
Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng da bị cháy nắng và bí quyết phục hồi làn da bị cháy nắng hiệu quả. Bạn hãy chủ động bảo vệ da tránh khỏi tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời, đừng để làn da bị cháy nắng, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về da đấy nhé.
Nguyên nhân chính khiến da bị cháy nắng là do da bạn bị ảnh hưởng tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời quá nhiều mà không che chắn, không bảo vệ da. Cụ thể, khi các tia cực tím chiếu vào sẽ làm hư hại các sợi collagen, elastin tồn tại ở lớp trung bì và hạ bì. Ngoài ra, tia UV kích thích cơ thể tăng sản xuất melanin và khiến da bị sạm đen, UVA gây tổn thương lão hóa da, UVB là tác nhân chính gây bỏng da.
Thời gian phục hồi làn da bị cháy nắng phụ thuộc vào mức độ da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, cụ thể:
Khi bị cháy nắng, da của bạn thường có những biểu hiện sau: