Rất nhiều người băn khoăn rằng bệnh zona có lây nhiễm không? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Hãy cùng Mai Hân tìm hiểu về căn bệnh Zona phổ biến này nhé!!!
Bệnh zona có lây không? Cách điều trị và phòng ngừa lây nhiễm khi bị zona
Zona hay còn gọi là zona thần kinh là một bệnh về da do virut gây nên, chúng tấn công trên bề mặt da cũng như thần kinh ở vùng da đó. Thông thường người bị bệnh sẽ có dấu hiệu khởi phát đột ngột và diễn biến cấp tính.
Cũng giống như các bệnh về da khác như trái dạ, thủy đậu,… bệnh zona không gây nguy hiểm nhưng để bệnh nặng và không điều trị đúng cách kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng, để lại sẹo và thâm, nghiêm trọng hơn sẽ làm tiêu hủy tế bào thần kinh tủy sống, làm rối loạn chức năng đường dẫn truyền tín hiệu từ ngoài da.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh Zona?
Tác nhân gây ra bệnh zona ở chúng do một loại virut có tên vacirella zoster virut
Tác nhân gây ra bệnh zona ở chúng do một loại virut (loại virut gây bệnh thủy đậu) có tên vacirella zoster virut, biểu hiện của bệnh zona bằng các triệu chứng: đau rát da như bỏng tại những vùng bị virut xâm nhập, mụn nước và gây sốt.
Ai cũng có thể mắc bệnh zona. Tuy nhiên, thường chiến tỷ lệ lớn người cao tuổi, người đang mắc một số bệnh như: bệnh về máu (lympho mạn, hodgkin...), ung thư, viêm não - màng não, tiểu đường, suy giảm miễn dịch hay các sang chấn tinh thần, cơ thể suy nhược...
Ai cũng có thể mắc bệnh zona
Thực tế bệnh Zona có lấy không?
Theo lý giải của các bác sỹ chuyên khoa, bệnh zona có thể lây nhiễm từ người bệnh qua người lành xung quanh họ, thông qua việc tiếp xúc như sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm… hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mụn nước hay nước bọt của người bệnh.
Bệnh zona có thể phát triển thành dịch ở thời điểm nắng nóng các mùa hè hoặc ẩm ướt của mùa mưa do rất khó hạn chế sự tiếp xúc với người bệnh.
Bệnh zona có thể lây lan từ người này sang người khác
Trên thực tế, không phải bất cứ ai cũng có thể bị lây nhiễm zona từ người bệnh, cụ thể vấn đề này còn tùy thuộc vào:
Đối với người chưa từng bị thủy đậu thường có nguy cơ lây nhiễm zona khá cao, nhất là các trường hợp dễ mắc bệnh zona đã được nêu ở mục trên. Tuy nhiên zona khi truyền sang cơ thể người khỏe mạnh, thay vì phát sinh Zona ngay thì trước tiên họ sẽ mắc bệnh thủy đậu.
Với người đã từng bị thủy đậu thì rất ít có khả năng bị lây nhiễm zona từ người bệnh, điều này hầu như không xảy ra. Nhưng nếu đã từng mắc zona thì nguy cơ tái phát là khá cao nếu cơ thể đang suy yếu miễn dịch hoặc virut gây bệnh gặp thời cơ thuận lợi và hoạt động trở lại, gây ra bệnh zona.
Người từng bị thủy đậu thì rất ít có khả năng bị lây nhiễm zona
Và đến khi các mụn nước ở người bệnh đã khô lại và bắt đầu đóng vảy thì sẽ hoàn toàn không còn khả năng lây nhiễm bệnh, vì đây là thời điểm bệnh zona đã chuyển sang giai đoạn phục hồi.
Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh Zona:
Để phòng ngừa lây nhiễm bệnh Zona thần kinh hiệu quả, tốt nhất bạn nên hạn chế tiếp xúc gần với người mắc bệnh nếu không có việc gì cần thiết. Đặc biệt là không sử dụng chung những vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm, khăn mặt,…
Đồng thời nhưng người thân của bệnh nhân cũng cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe hợp lý nhằm tạo sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt trước virut gây bệnh.
Không dùng chung đồ dùng hay tiếp xúc với người nhiễm bệnh
Hướng dẫn điều trị bệnh Zona:
Đối với người bị bệnh, ngay khi phát hiện cơ thể xuất hiện mảng phát ban bất thường, bạn nên đến ngay các phòng khám hoặc bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cũng như đưa ra biện pháp điều trị đúng đắn và tốt nhất.
Đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời
Tốt nhất là nên điều trị zona trong vòng 48 giờ tính từ lúc bắt đầu xuất hiện tổn thương trên da. Nếu điều trị đúng đắn trong vòng 1 tuần đầu sẽ mang đến kết quả cải thiện tích cực. Điều trị càng muộn, sẽ xuất hiện nguy cơ biến chứng càng nhiều.
Liệu trình đầy đủ để trị bệnh zona gồm: dùng thuốc hạ sốt, chống viêm, giảm đau, thuốc làm dịu da và thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc kháng virut.
Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ
Đối với thuốc kháng virut, bạn cần dùng càng sớm thì hiệu quả càng tốt. Uống các loại thuốc kháng virut như: valacyclovir, acyclovir và famciclovir, sẽ giúp giảm hiện tượng phát ban và đau, bao gồm cả các triệu chứng đau sau tổn thương.
Tuy nhiên, các thuốc kháng virut thường có tác dụng phụ như nôn, tiêu chảy ở khoảng 3-4%. Do đó, bệnh nhân nhân suy giảm chức năng thận thì cần phải chỉnh liều lượng sao cho phù hợp.
Đối với thuốc giảm đau, bạn có thể dùng các loại như: naproxen, acetaminophen và ibuprofen... Nếu bệnh nhân đau trong lúc bệnh đang tiến triển thì hãy uống thêm các thuốc giảm đau như: gabapentin hay pregabalin từ 1-3 tuần.
Khi vùng da tổn thương bị ướt, tiết dịch nhiều thì hãy các chế phẩm như jarish, dalibour hay các dung dịch kháng sinh. Tuy nhiên dùng bất cứ thuốc nào cũng nên tham khảo và thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Dùng thuốc bôi nếu vùng da tổn thương bị ướt
Điều trị sẹo sau khi lành bệnh:
Cũng giống thủy đậu, zona sau khi điều trị, chắc chắn sẽ để lại sẹo dù ít hay nhiều. Bạn nên điều trị sẹo càng sớm càng thì hiệu quả cải thiện càng cao. Bởi những vết sẹo hình thành lâu năm, chân sẹo đã trơ cứng nên khó khăn trong việc chữa trị.
Hãy thoa kem trị sẹo ngay sau khi vùng tổn thương do zona đã lành hẳn, thoa đều đặn 2-3 lần mỗi ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.
|
Để lại yêu cầu tư vấn cho chúng tôi vào mục bên dưới nếu bạn gặp khó khăn trong việc điều trị bệnh zona cũng như chữa trị sẹo sau bệnh. Các chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ bạn một cách nhanh nhất! Hoặc gọi trực tiếp vào số hotline: 1900 2059
Gợi ý sản phẩm